Là một doanh nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán xây dựng cơ bản Công ty kiểm toán Thái Dương đã sở hữu một quy trình Kiểm toán xây dựng cơ bản chuyên nghiệp và ngày càng được hoàn thiện, tuân thủ các quy định về nội dung của Chuẩn mực kiểm toán, kịp thời nắm bắt và bổ sung đầy đủ các quy định mới được Nhà nước ban hành về đầu tư xây dựng. Thái Dương xin chia sẻ quy trình kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành như sau:
Quy trình thực hiện
Giai đoạn 1: Khảo sát thông tin
Bước 1: Chủ động tìm hiểu và nắm bắt các thông tin của dự án xây dựng cơ bản cần nhu cầu thực hiện công việc kiểm toán qua nhiều kênh thông tin khác nhau.
Bước 2: Tiến hành gửi Hồ sơ giới thiệu năng lực Công ty tới các Chủ Đầu tư, các Ban Quản lý dự án để giới thiệu về Công ty, bày tỏ nguyện vọng và khả năng có thể thực hiện công việc kiểm toán.
Bước 3: Thương thảo, đàm phán, hai bên nhất trí cùng nhau kí kết hợp đồng.
Giai đoạn 2: Quy trình kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành của kiểm toán Thái Dương
Bước 1: Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của Dự án và việc tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình
- Tập hợp, sắp xếp phân loại hồ sơ và tài liệu, kiểm tra và đối chiếu danh mục, nội dung các văn bản pháp lý của toàn bộ công trình.
- Kiểm tra tính hợp pháp của các Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu và đơn vị khác có liên quan.
- Kiểm tra sự tuân thủ quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư XDCB.
Với quy trình kiểm toán này cho phép các kiểm toán viên của chúng tôi đưa ra được ý kiến về tính chính xác, trung thực của các vấn đề trên báo cáo quyết toán vốn đầu tư làm cơ sở cho những ý kiến tư vấn hoàn thiện của chúng tôi.
Bước 2: Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và toàn bộ công trình
- So sánh chi phí xây lắp các HMCT với tổng dự toán được duyệt, so với dự toán trúng thầu, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
- Kiểm tra chi tiết quyết toán của các hạng mục công trình để đảm bảo rằng các chi phí phát sinh là hợp lý, bao gồm: kiểm tra việc áp dụng đơn giá và chính sách trong XDCB qua từng thời kỳ, kiểm tra khối lượng quyết toán so sánh với thực tế thi công, với hồ sơ trúng thầu, với bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công và đơn giá có phù hợp với loại hợp đồng đã ký kết và các văn bản quy định chung của Nhà nước và các quy định riêng đặc thù cho công trình.
Bước 3: Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác
- So sánh giá trị của từng loại chi phí khác đã thực hiện với tổng dự toán được duyệt và chế độ hiện hành về quản lý chi phí khác trong đầu tư xây dựng, xác định nguyên nhân tăng giảm.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí đền bù tài sản.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí quản lý dự án, chi phí chuyên gia, chi phí ban đơn giá, chi phí thẩm định, thẩm tra, bảo hiểm…
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí khảo sát, thiết kế, tư vấn giám sát công trình và các loại hình tư vấn khác.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí lãi vay ngân hàng
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí khác như khởi công, đào tạo công nhân…
Bước 4: Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư – thiết bị
- So sánh danh mục, chủng loại giá cả thiết bị với tổng dự toán được duyệt, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
- Kiểm tra chi tiết chi phí thiết bị, so sánh đối chiếu với hợp đồng, chứng từ nhập khẩu, biên bản giao nhận, quyết toán lắp đặt để đảm bảo rằng chi phí thiết bị phát sinh là hợp lý.
- Kiểm tra sự hợp lý của các chi phí tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản bảo dưỡng, phụ phí ngoại thương, lưu kho bãi…
Bước 5: Kiểm tra nguồn vốn, tình hình công nợ
- Kiểm tra đối chiếu số vốn đã cấp cho vay, thanh toán , kiểm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn so với cơ cấu nguồn vốn
- Kiểm tra các khoản nợ phải thu, phải trả, căn cứ kết quả kiểm tra chi phí đầu tư được quyết toán, tình hình thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để kiểm tra công nợ tồn tại của dự án
Bước 6: Kiểm tra các trường hợp phát sinh:
- Trường hợp có hạng mục hoặc nội dung công việc trong hợp đồng không thực hiện thì giảm trừ giá trị tương ứng của hạng mục hoặc nội dung đó theo hợp đồng.
- Trường hợp có khối lượng không thực hiện hoặc khối lượng được nghiệm thu thấp hơn ở bản tính giá hợp đồng thì giảm trừ phần khối lượng không thực hiện (hoặc thấp hơn) nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần khối lượng phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần khối lượng phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá điều chỉnh do Chủ Đầu tư phê duyệt theo nguyên tắc điều chỉnh đơn giá khối lượng phát sinh đã ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng thì kiểm tra theo dự toán bổ sung đã được Chủ Đầu tư phê duyệt kèm theo hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.
Bước 7: Lập Báo cáo kiểm toán
- Tổng hợp các kết quả kiểm toán
- Xử lý các phát hiện trong quá trình kiểm toán
- Dự thảo Báo cáo kiểm toán
- Gửi Báo cáo kiểm toán cho Chủ đầu tư
- Trao đổi với Chủ đầu tư và các bên có liên quan về số liệu kiểm toán
- Hoàn thiện Báo cáo kiểm toán và phát hành chính thức
Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến kiểm toán doanh nghiệp nói chung và kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, quý vị hãy liên hệ kiểm toán Thái Dương để được giải đáp.