Dịch vụ kiểm toán tại Nghệ An  - Kiểm toán hoạt động tại Nghệ An Hà Tĩnh  - Dịch vụ kiểm toán tại Thanh Hóa  - Thẩm định giá tại Nghệ An  - Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính  - Dịch vụ kiểm toán quyết toán công trình XDCB đã hoàn thành

Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư

Tất cả các dự án phải được người phê duyệt quyết toán yêu cầu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trước khi thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chủ đầu tư mới tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo quy định của pháp luật. Kiểm toán Thái Dương xin chia sẻ những thông tin liên quan đến kiểm toán quyết toán vốn đầu tư như sau:

Nội dung kiểm toán quyết toán dự án 

Chúng tôi sẽ thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán phải lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu.

Trên cơ sở hồ sơ quyết toán do Quý Khách hàng cung cấp chúng tôi tiến hành kiểm tra quyết toán dự án của Quý Khách hàng theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính, bao gồm các nội dung sau:

  • Kiểm tra hồ sơ pháp lý;
  • Kiểm tra nguồn vốn đầu tư;
  • Kiểm tra chi phí đầu tư;
  • Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
  • Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
  • Kiểm tra các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng;
  • Kiểm tra việc chấp hành của Chủ đầu tư đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có)
Hình minh họa

Hình minh họa

Một số sai sót và rủi ro thường gặp

  • Hạch toán không đầy đủ nguồn vốn, áp dụng sai tỷ giá sai thời điểm dẫn đến sai lệch số dư nguồn vốn trên báo cáo của đơn vị so với số liệu của cơ quan cấp.
  • Các nguồn vốn bị phân loại một cách sai lệch.
  • Nguồn vốn sử dụng không đúng nguyên tắc tài chính và quyết định đầu tư.
  • Nguồn vốn sử dụng không đúng mục đích.

Đối với giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành:

Về khối lượng:

  • Quyết toán khống khối lượng, không đúng thực tế thi công;
  • Tính toán khối lượng sai so thiết kế và bản vẽ hoàn công;
  • Tính trùng khối lượng xây lắp của công trình;
  • Quyết toán thiếu thủ tục theo quy định;
  • Quyết toán cả phần khối lượng phải dỡ bỏ do lỗi của nhà thầu;
  • Quyết toán không trừ sản phẩm, vật tư thu hồi;
  • Quyết toán khối lượng phát sinh do lỗi của nhà thầu tính thiếu trong hồ sơ dự thầu đã được thể hiện trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ thiết kế;
  • Và một số sai sót khác…

Về đơn giá:

  • Áp dụng sai giá khu vực, giá trúng thầu hoặc đơn giá công trình;
  • Áp dụng sai hệ số vận chuyển, hệ số điều chỉnh giá;
  • Vật tư đưa vào công trình không đúng chủng loại quy định;
  • Tính sai khối lượng vật liệu được tính chênh lệch giá do áp dụng sai định mức;
  • Áp dụng sai thời điểm được tính chênh lệch giá…

Các khoản phụ phí:

  • Tính sai định mức quy định;
  • Tính phụ phí xây lắp trên giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt;
  • Tính sai số học về giá trị quyết toán.

Đối với chi phí thiết bị hoàn thành:

  • Thiết bị không đảm bảo tính năng kỹ thuật, chất lượng và xuất xứ theo yêu cầu.
  • Số lượng thiết bị, phụ tùng thay thế không đầy đủ như quy định trong hợp đồng;
  • Áp dụng sai tỷ giá ngoại tệ đối với thiết bị nhập ngoại;
  • Thiếu thủ tục thanh toán, chứng từ không hợp lệ hoặc thanh toán sai chế độ về chi phí kho bãi, kiểm tra hàng hóa tại cảng, cước phí vận chuyển, chi phí bảo hành bảo dưỡng thiết bị.
  • Chất lượng tài sản và tính năng kỹ thuật không đảm bảo, không đúng tên hãng sản xuất theo hợp đồng mua bán đã ký kết.
  • Thiếu chủng loại thiết bị và phụ tùng kèm theo.
  • Sai tỷ giá ngoại tệ đối với thiết bị nhập khẩu.
  • Thiếu thủ tục thanh toán hoặc sai chế độ về: Chi phí kho bãi, kiểm tra hàng hóa tại cảng, cước phí vận chuyển, bảo quản và lắp đặt thiết bị, tài sản…

Đối với chi khác:

  • Khối lượng khảo sát tính sai, tính khống khối lượng;
  • Chi phí khác tính theo định mức: Đơn vị áp dụng sai tỷ lệ phần trăm quy định, xác định các căn cứ để tính chưa đúng, vận dụng sai lệch hoặc lẫn lộn giữa các loại chi phí xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác;
  • Chi phí chưa có quy định về định mức như: Không có dự toán hoặc dự toán không được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Các chứng từ chi phí không hợp lệ, quyết toán vượt giá trị hợp đồng đã ký kết;
  • Quyết toán trùng các khoản chi phí;
  • Áp sai thuế suất; thanh toán cho nhà thầu có thuế nhưng nhà thầu xuất hóa đơn không thuế;
  • Quyết toán tiền bảo hiểm công trình nhưng thực tế không mua;
  • Nhận tiền bồi thường bảo hiểm công trình nhưng không giảm chi phí công trình.

Mọi vấn đề vướng mắc về kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, quý vị hãy liên hệ kiểm toán Thái Dương để được giải đáp.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận