Dịch vụ kiểm toán tại Nghệ An  - Kiểm toán hoạt động tại Nghệ An Hà Tĩnh  - Dịch vụ kiểm toán tại Thanh Hóa  - Thẩm định giá tại Nghệ An  - Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính  - Dịch vụ kiểm toán quyết toán công trình XDCB đã hoàn thành

Vai trò của kiểm toán nội bộ

Về mặt học thuật, có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán nội bộ, tuy nhiên phổ biến và được công nhận rộng rãi thì Kiểm toán nội bộ là sự đảm bảo mục tiêu một cách độc lập và các hoạt động tư vấn để làm tăng giá trị và cải thiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị. Nhằm giúp quý vị có cái nhìn tổng quát nhất về vai trò của kiểm toán nội bộ ,kiểm toán Thái Dương xin chia sẻ một số thông tin như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

So sánh kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập

Hầu hết chúng ta khi nhắc đến kiểm toán đều khó phân biệt rạch ròi khái niệm, phạm vi công việc của những chuyên viên kiểm toán nội bộ. Vậy đâu là sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ? Trong khi kiểm toán độc lập sẽ báo cáo cho cổ đông và các bên liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì kiểm toán nội bộ sẽ báo cáo cho Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp cao trong cơ cấu hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

Về mục tiêu, kiểm toán độc lập có mục tiêu làm tăng thêm sự tin cậy và tín nhiệm của cổ đông và các bên liên quan đến quyền lợi của công ty bằng cách đưa ra các ý kiến độc lập về báo cáo tài chính. Còn kiểm toán nội bộ có mục tiêu cung cấp cho Hội đồng quản trị, các quản lý cấp cao sự đảm bảo mà họ có thể sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp và các bên liên quan bằng các đánh giá, tư vấn để giúp chủ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro và kiểm soát hoạt động kinh doan của mình.

Về tính trách nhiệm, kiểm toán độc lập không có trách nhiệm trong việc tư vấn và kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp. Kiểm toán độc lập chỉ có trách nhiệm trong việc lập các báo cáo các vấn đề có thể ảnh hưởng đén hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Còn kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm soat, đánh giá rủi ro, tư vấn và báo cáo toàn bộ các rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro cho doanh nghiệp.

Chức năng của kiểm toán nội bộ

Các quan điểm trước đây cho rằng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên quan điểm của kiểm toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

Có thể thấy, kiểm toán nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. Kiểm toán nội chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.

Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Làm sao xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ?

Việc xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp phải được thực hiện qua nhiều bước. Trước hết, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu cụ thể và mục đích cụ thể của bộ phận này. Kế đó là phải xác định rõ ràng cơ cấu tổ chức, vai trò, chức năng và quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ, có thể bao gồm cả một văn kiện như điều lệ kiểm toán để bảo đảm đủ tính độc lập cho bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động. Việc tiếp theo quan trọng không kém là tuyển dụng kiểm toán viên trưởng, kiểm toán viên và đào tạo họ. Một điều cần lưu ý là nghiệp vụ kiểm toán nội bộ khác nhiều kiểm toán độc lập và đòi hỏi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm rất cao. Sau cùng, bộ phận kiểm toán nội bộ cần thực hiện kiểm toán thí điểm và tốt nhất là có sự đánh giá của một công ty tư vấn độc lập, để rút kinh nghiệm trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược và kế hoạch kiểm toán dài hạn.

Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư vấn nội bộ trong doanh nghiệp, có tính chất độc lập và khách quan, nhằm đem lại giá trị và cải tiến công tác quản lý ở doanh nghiệp thông qua việc tăng cường kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.

Mọi vấn đề vướng mắc về vai trò của kiểm toán nội bộ, cũng như các vấn đề liên quan đến kiểm toán, quý vị  hãy liên hệ Thái Dương để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận