Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị. Thước đo để đánh giá kiểm toán BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán.
Công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua. Trong bài viết này kiểm toán Thái Dương xin chia sẻ quy trình kiểm toán báo cáo tài chính như sau:
Tham khảo thủ tục==>Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An
Kiểm toán Báo cáo tài chính thường bao gồm các chu trình cơ bản sau:
- Kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền.
- Kiểm toán tiền mặt (tại két, tại ngân hàng hoặc đang chuyển).
- Kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán.
- Kiểm toán tiền lương và nhân viên.
- Kiểm toán Hàng tồn kho.
- Kiểm toán vốn bằng tiền.
Thông thường, mỗi quy trình kiểm toán được chia thành 3 bước:
Bước 1: Thỏa thuận cung cấp dịch vụ.
Khi có thông tin về việc cung cấp dịch vụ cho KH, Công ty thực hiện cung cấp bản chào hàng của Công ty cho KH. Bản chào hàng giới thiệu qua về Công ty, ngành nghề kinh doanh, sơ lược về hoạt động của Công ty trong thời gian hoạt động đến thời điểm chào hàng và đặc biệt là nội dung kiểm toán và phí dịch vụ kiểm toán cùng với hồ sơ pháp lý.
Sau khi quyết định chấp nhận KH, Công ty cùng với KH thực hiện ký kết Hợp đồng kiểm toán.
Mẫu bảng kê các tài liệu quan trọng cần chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Công ty sẽ đưa ra bảng kê các tài liệu yêu cầu bên KH cung cấp để thuận tiện trong quá trình làm việc, gồm các tài liệu về kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động tài chính.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán. Trong bước công việc này, bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc đưa ra được kế hoạch chung. Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ … Bên cạnh đó, trong khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng phải có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch kiểm toán.
Các kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị. Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán được hình thành từ các loại trắc nghiệm, là thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau. Nếu các đánh giá ban đầu về kiểm soát nội bộ là có hiệu lực thì các kiểm toán viên sẽ tiếp tục thực hiện công việc với trắc nghiệm đạt yêu cầu, đồng thời với việc xác minh thêm những sai sót có thể có. Trong trường hợp ngược lại, kiểm toán viên sẽ sử dụng trắc nghiệm độ vững chãi trên quy mô lớn. Quy mô, trình tự cũng như các phương pháp kết hợp cụ thể phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của cá nhân kiểm toán viên.
Bước 4: Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán:
Là lúc kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Các kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Để đưa ra được những ý kiến chính xác, kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị, thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc… Cuối cùng, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập nên Báo cáo kiểm toán đồng thời có trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến: Ý kiến chấp nhận toàn phần và Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:
Báo cáo kiểm toán về BCTC (CM 700, 705, 706);
Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh (CM 710);
Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720).
Trên đây là một số khái quát cơ bản về kiểm toán BCTC, hi vọng có thể bổ sung thêm một số thông tin cũng như kiến thức về kiểm toán BCTC để làm hành trang cho các bạn trên con đường kiểm toán sắp tới.
Mọi vướng mắc về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính quý vị hãy liên hệ kiểm toán Thái Dương để được tư vấn miễn phí.