Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này kiểm toán Thái Dương xin chia sẻ chỉ số hoạt động trong phân tích tài chính như sau:
Tham khảo thủ tục==>Thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An
Chỉ số tài chính bao gồm
Chỉ số thanh toán: Các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Chỉ số rủi ro: Bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.
Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: Đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.
Chỉ số hoạt động
Lợi nhuận bán hàng
1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)
Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý, bán hàng, v.v – Thuế TNDN phải nộp
2. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization)
Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần
3. Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu
4. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần
Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ
5. Biên EBT
Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận trước thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu
6. Biên lợi nhuận phân phối
Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.
Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu
Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi
Hiệu quả hoạt động
1. Vòng quay tổng tài sản
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình
2. Vòng quay tài sản cố định
Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình
3. Vòng quay vốn cổ phần
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốncổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.
Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình
Lợi nhuận đầu tư
1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính
ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản trung bình
Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước + tổng tài sản hiện hành)/2
2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2
3. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)
Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi.
ROCE = (Thu nhập ròng – Cổ tức ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2
4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC – Return on Total Capital)
Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ
ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình.
Mọi vấn đề vướng mắc về chỉ số hoạt động trong phân tích tài chính, quý vị hãy liên hệ kiểm toán Thái Dương.